gửi tủ nhanh chóng

Kỹ năng thoát hiểm trên xe ô tô trong các tình huống khẩn cấp

Kỹ năng thoát hiểm trên xe ô tô trong các tình huống khẩn cấp

Xe ô tô là phương tiện di chuyển phổ biến, đồng hành cùng con người trong mọi hành trình, từ những chuyến đi dài ngày cho đến những cuộc hành trình ngắn ngủi. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi thứ cũng suôn sẻ. Theo thống kê, đã có không ít vụ tai nạn xảy ra đột ngột, với nhiều tình huống khẩn cấp và mức độ thiệt hại khác nhau. Những sự cố có thể bao gồm xe mất lái, hỏng hóc hệ thống điều khiển hoặc thậm chí là xe lao xuống nước. Trong những tình huống nguy cấp như vậy, khả năng thoát hiểm là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số cách thức để ứng phó và bảo vệ bản thân khi gặp phải các tình huống khẩn cấp trên xe ô tô.

Cách thoát hiểm khi xe ô tô bị khóa

  • Giữ bình tĩnh

Khi lâm vào cảnh bị kẹt lại trên xe ô tô khóa kín, ai cũng dễ bị lấn át bởi cảm xúc hoảng loạn, lo lắng, khó chịu khiến tinh thần lẫn cơ thể nhanh chóng kiệt quệ. Điều cần làm trong tình huống này là giữ bình tĩnh, quan sát xung quanh để tìm cách tự thoát ra hoặc báo hiệu cho người khác để nhờ sự giúp đỡ.

  • Tìm nút mở khóa ở ghế tài xế

Là một phần của hệ thống an toàn, nhiều xe ô tô được thiết kế để kể cả khi không cắm chìa khóa và xe đã khóa thì vẫn có thể mở được cửa ghế lái từ bên trong. Tuy nhiên nếu hành khách mở cửa xe mà không có chìa khóa, còi báo động (chống trộm) trên xe sẽ được kích hoạt.

  • Liên tục bấm còi xe ở vô lăng

Vô lăng sử dụng nguồn điện trực tiếp từ ắc quy (Accu) nên dù xe bị khóa, tắt máy hoàn toàn thì còi trên vô lăng vẫn hoạt động được. Do đó, khi bị mắc kẹt bên trong xe bị khóa, người trong xe có thể nhấn còi ở vô lăng liên tục để thu hút sự chú ý của người xung quanh.

Kỹ năng thoát hiểm ô tô cho trẻ em
  • Nhấn đèn khẩn cấp – đèn Hazard

Đèn Hazard là loại đèn khẩn cấp có hình tam giác, được bố trí trong khoang lái. Tương tự còi xe, đèn Hazard cũng sử dụng nguồn điện được thiết kế riêng nên có thể hoạt động ngay cả khi xe đã tắt máy. Vì thế, người bị mắc kẹt bên trong xe ô tô có thể nhấn đèn khẩn cấp kết hợp bấm còi để tăng hiệu quả thu hút sự chú ý, kêu gọi sự trợ giúp từ bên ngoài.

Kỹ năng thoát hiểm khi ô tô bị cháy

Bị mắc kẹt trên ô tô đang bốc cháy là tình huống rất nguy hiểm, đòi hỏi người gặp nạn phải nhanh chóng thoát ra ngoài trước khi xe phát nổ. Khi gặp tình huống này, người trong xe rất dễ bị hoảng loạn, gây khó khăn cho việc ứng cứu. Tuy nhiên, người lái và hành khách bị mắc kẹt trong xe có thể nhanh chóng thoát khỏi nguy hiểm bằng cách thực hiện các bước hướng dẫn sau:

  • Tắt động cơ ngay lập tức

Khi ô tô bị cháy, động cơ bị quá nhiệt khiến các thiết bị điện, điện tử dễ bị chập, cháy làm tăng nguy cơ phát nổ. Do đó, việc đầu tiên người điều khiển cần làm khi phát hiện đám cháy trên xe là tắt động cơ để tắt các thiết bị điện, điện tử khác, giảm thiểu nguy hiểm khi ô tô gặp nạn.

  • Tìm cách dập lửa đối với các đám cháy nhỏ

Nếu đám cháy chỉ mới xuất hiện, có quy mô nhỏ thì người lái và hành khách trên xe nên nhanh chóng dập lửa để tránh tình trạng ngọn lửa lan rộng sang các bộ phận khác gây thiệt hại nghiêm trọng hơn. Để dập lửa, người bị kẹt có thể sử dụng bình chữa cháy mini được trang bị trên xe hoặc các vật dụng có sẵn như áo khoác, gối, chăn,…

  • Thu hút sự chú ý của người xung quanh

Trong trường hợp không thể xử lý được đám cháy, người bị mắc kẹt trên xe nên tìm cách thu hút sự chú ý của người bên ngoài bằng cách bấm còi trên vô lăng, nhấn đèn khẩn cấp (đèn Hazard), vẫy tay, dùng tay đập mạnh vào cửa kính,… Đây là kỹ năng thoát hiểm trên ô tô được hầu hết mọi người áp dụng trong khi phát hiện cháy trên xe.

  • Đập cửa kính để thoát ra ngoài

Trong trường hợp đám cháy lan nhanh và rộng hoặc kèm theo khói, việc mắc kẹt trong xe lâu có thể khiến người gặp nạn nguy hiểm đến tính mạng. Nếu cửa xe bị kẹt, người trên xe nên tìm cách đập vỡ cửa kính để thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt, bảo toàn tính mạng thay vì tìm cách dập lửa để “cứu” tài sản. Để phá vỡ cửa kính, mọi người hãy tận dụng các vật dụng có sẵn như búa, giày dép, laptop,… hoặc dùng chân đạp mạnh lên cửa.

Kỹ năng thoát hiểm trên xe ô tô trong các tình huống khẩn cấp

Cách thoát hiểm khi xe ô tô rơi xuống nước

Tương tự trường hợp xe bốc cháy, xe ô tô bị rơi xuống nước cũng là tình huống vô cùng nguy hiểm bởi người gặp nạn chỉ có 2 -3 phút tự cứu mình trước khi xe chìm hẳn xuống nước. Nếu xe bị chìm, khả năng sống sót càng thấp bởi lượng oxy có trong cabin sẽ nhanh chóng cạn kiệt khiến người bị nạn không thể hít thở bình thường.

Do đó, khi ô tô bị rơi xuống nước, những người trong xe nên tận dụng “thời gian vàng” để tự cứu mình bằng cách vận dụng các kỹ năng thoát hiểm sau:

  • Điều chỉnh tư thế ngồi và cầm vô lăng

Khi ô tô rơi xuống nước, hệ thống túi khí sẽ được kích hoạt tức thì và bật ra với lực rất mạnh. Nếu người lái và hành khách trên xe ngồi không đúng tư thế, lực này có thể tác động vào vị trí không mong muốn và gây tổn thương cho một số bộ phận trên cơ thể. Do đó, người lái cần bình tĩnh để điều chỉnh lại tư thế ngồi, đặc biệt là tay cầm vô lăng tránh được những tổn thương do va đập khi hệ thống túi khí được kích hoạt. Theo các chuyên gia, giữ vô lăng ở vị trí 9 giờ và 3 giờ sẽ đảm bảo an toàn cho người điều khiển trong mọi tình huống, kể cả khi xe gặp nạn và rơi xuống nước.

  • Tháo dây an toàn

Theo ý kiến các chuyên gia về các tình huống khẩn cấp dưới nước, tháo dây an toàn là bước ưu tiên khi ô tô bị rơi xuống nước. Thao tác này có ý nghĩa quan trọng, quyết định việc người gặp nạn có thể thoát ra ngoài kịp thời không.

  • Mở cửa sổ kính càng sớm càng tốt

Khi xe rơi xuống nước, nếu nước ngập lên thân xe thì việc mở cửa xe có thể sẽ rất khó khăn do gặp phải lực cản của nước. Do đó, người lái hoặc hành khách bên trong nên bấm nút mở cửa sổ kính thay vì cố gắng mở cửa để tận dụng thời gian và thoát ra ngoài trước khi xe chìm hẳn.

Cách thoát hiểm khi xe ô tô rơi xuống nước

Các thông tin trên mang tính chất tham khảo, hy vọng sẽ hữu ích cho

Vận chuyển hàng hóa nội địa Việt Nam – giao hàng nhanh chóng, an toàn, tiện lợi

Dịch vụ vận chuyển tủ quần áo Huế đi Hà Tĩnh

Rate this post