Table of Contents
Vận tải đường bộ là hình thức vận chuyển thông dụng nhất của các chuyến hàng Bắc – Nam, chiếm đến 85% tổng khối lượng hàng hóa. Vậy, thực trạng vận tải đường bộ Việt Nam trong những năm qua đã gặp những thách thức gì? Doanh nghiệp cần làm gì để cải thiện dịch vụ giao hàng bền vững? Hãy cùng Vận tải Á Châu đi tìm giải pháp cho những vấn đề trên qua bài viết dưới đây.
Ở nước ta, vận tải đường bộ là hình thức vận chuyển thông dụng nhất của các chuyến hàng Bắc – Nam và kết nối trực tiếp với các quốc gia trong khu vực. Thống kê vận tải đường bộ chiếm đến 85% tổng khối lượng hàng hóa, trở thành một kênh trọng yếu, góp phần phát triển kinh tế quốc gia.
Sự phát triển nhanh chóng của ngành đã tạo áp lực lớn lên hạ tầng giao thông. Trong những năm qua, cơ cấu và hệ thống quản lý vận tải, hạ tầng giao thông đã có nhiều bước chuyển biến tích cực. Những công trình lớn được đầu tư nhằm kết nối và rút ngắn thời gian lưu thông giữa các vùng miền như: Tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai giúp giảm khoảng 2 giờ so với đi trên Quốc lộ 2; tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng giúp giảm hơn 1.5 giờ so với đi trên Quốc lộ 5,…
Nhà nước vẫn luôn chú trọng việc phát triển vận tải đường bộ bằng các văn bản pháp luật đầy đủ để tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình quản lý. Tuy nhiên, các dự án được phê duyệt triển khai mới vẫn chậm tiến độ so với kế hoạch, những tuyến đường cũ không được bảo trì dẫn đến hư hỏng nặng,… Tất cả điều đó đã tạo nên “điểm tắt nghẽn” khiến cho cơ cấu hạ tầng giao thông không đáp ứng kịp tốc độ phát triển của ngành vận tải đường bộ.
Giá vận tải đường bộ luôn cao hơn nhiều so với đường sắt và đường thủy. Theo tính toán sơ bộ, vận chuyển một container loại 40 feet từ Hà Nội đến TP. HCM có giá cước vào khoảng 40 triệu VNĐ, cao gấp 9,7 lần so với đường biển và hơn 2,5 lần so với đường sắt.
Mặc dù vậy, các doanh nghiệp vẫn lựa chọn vận tải hàng hóa bằng đường bộ vì có thể chủ động về thời gian và thích nghi cao với thời tiết. Tuy nhiên, biến động giá xăng dầu khiến chi phí này ngày càng tăng cao gây ra khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp vận tải.
Với tốc độ phát triển trung bình 14–16%/năm, ngành logistics Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năm của khu vực. Tuy nhiên, những vấn đề tồn đọng trên đã và đang là “nút thắt” kìm hãm sự phát triển của ngành.
Sự ùn tắc giao thông trên các tuyến đường lớn vào giờ cao điểm làm thời gian vận chuyển hàng hóa kéo dài, tiêu tốn nhiên liệu, khiến cho chi phí logistics tăng cao. Đây điều là những yếu tố làm giới hạn khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
Các nghị quyết của Chính phủ đều đang tập trung tháo gỡ những tồn đọng để nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ ngành vận tải đường bộ. Nhiều công trình lớn đang được đầu tư giúp các chuyến hàng thông suốt như: 654km đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông; 92km cao tốc Vân Đồn – Móng Cái; 40km cao tốc Lạng Sơn-Cửa khẩu Hữu Nghị,… Tất cả điều này nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đáp ứng mục tiêu phục vụ cho sự phát triển của ngành vận chuyển.
Theo xu hướng phát triển của ngành logistics Thế giới cũng như những hỗ trợ từ Chính phủ, các doanh nghiệp vận chuyển trong nước đã và đang cập nhật công nghệ hiện đại trong quản lý để tối ưu hoá logistics cho vận tải đường bộ
Các thiết bị được tích hợp để tăng hiệu quả vận hành, ứng dụng công nghệ 4.0 để nâng cao hiệu suất và độ chính xác. Đồng thời, nguồn nhân lực cũng được đào tạo và phát triển bài bản để nắm bắt quy trình vận hành, quản lý.
Một trong những giải pháp để tối ưu hóa dịch vụ giao hàng là xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững giữa các công ty với doanh nghiệp vận chuyển, đơn vị vận tải đường bộ. Các doanh nghiệp vận chuyển trung gian với kinh nghiệm hoạt động lâu năm sẽ đảm bảo được quá trì hàng hóa thông suốt. Từ đó, mỗi bên được tập trung phát huy thế mạnh tối đa để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tối ưu hóa chi phí và mang đến nhiều tiện ích cho khách hàng.
Xem thêm:
Lợi Ích Của Dịch Vụ Xe Tiện Chuyến Từ Bình Dương Đến Sài Gòn: Giải Pháp Tiết Kiệm Và Hiệu Quả