Table of Contents
LCL và FCL là hai thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong vận chuyển hàng hóa đường biển. Việc không hiểu rõ hai thuật ngữ này sẽ rất dễ dẫn đến hiểu lầm và gây khó khăn trong quá trình xuất nhập khẩu. Vậy hàng FCL là hàng gì? Hàng LCL là gì? Cách phân biệt hàng FCL và LCL như thế nào?
Hãy cùng Vận Tải Á Châu tìm hiểu nhé !
Hàng LCL là một thuật ngữ trong ngành vận chuyển và logistics, đặc biệt là trong hoạt động vận chuyển biển. LCL là viết tắt của Less than Container Load, nghĩa là một lô hàng có kích thước nhỏ hơn một container đầy đủ.
Khi một doanh nghiệp hoặc cá nhân muốn vận chuyển một số lượng nhỏ hàng hóa, không đủ để điền vào một container đầy đủ, họ có thể chọn sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng LCL. Thay vì thuê một container lớn, hàng LCL sẽ được ghép chung với một số lô của chủ hàng khác.
Trong quá trình vận chuyển hàng LCL, các lô hàng nhỏ được gom lại và đóng gói vào một container chung. Các lô hàng này thường được đóng gói và phân chia bằng pallets hoặc thùng carton để tiện vận chuyển. Khi container đầy đủ hàng LCL đến nơi đích, các lô hàng được tách ra và giao cho từng người nhận tương ứng.
Đối với người gửi hàng LCL:
Đối với người gom hàng LCL:
Đối với bên vận chuyển LCL:
Đối với người nhận hàng LCL:
Để có thể so sánh chi tiết giữa FCL và LCL chúng ta cần hiểu được FCL là gì? FCL là viết tắt của Full Container Load là lô hàng đủ để điền vào một container. Hiểu đơn giản là người gửi hàng có đủ khối lượng hàng hóa để chất đầy một hoặc nhiều container. Người gửi hàng và người nhận hàng đều có trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi container. Hàng FCL có một số đặc điểm:
Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt của 2 hình thức vận chuyển FCL và LCL thì sau đây Giang Huy sẽ trình bày chi tiết cho bạn ở phần nội dung dưới đây:
Đối với vận chuyển hàng FCL, bạn sẽ cần phải trả một khoản phí cố định cho việc sử dụng toàn bộ container thay vì chỉ trả cho số lượng không gian container đã sử dụng. Hình thức này rất thích hợp cho việc vận chuyển hàng hóa có số lượng lớn hay các loại hàng hóa cồng kềnh, có kích thước lớn không thể dùng chung một container.
Về hàng LCL sẽ tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều bởi vận chuyển nhỏ nhỏ sẽ không chiếm quá nhiều diện tích trong container.
Hàng FCL là số lượng hàng hóa xếp đủ nguyên container mà không cần phải ghép chung bới các lô hàng khác. Trong khi đó, hàng LCL có số lượng hàng hóa nhỏ, sẽ được ghép chung với các hàng hóa của chủ hàng khác để có thể đủ một container.
Với hàng FCL sau khi đi hàng hóa đã được nhà cung cấp sắp hoàn tất vào container. Lúc này, container sẽ được niêm phong cẩn thận và tiến hành vận chuyển. Điều này giúp giảm thiểu khả năng hư hỏng cũng như nhầm lẫn hàng hóa.
Về hàng LCL thì khả năng các lô hàng gặp rủi ro và mất mát sẽ cao hơn so với các lô hàng FCL bởi có rất nhiều các loại hàng hóa được đóng gói chung một container. Bên cạnh đó, khi vận chuyển hàng lẻ thì chủ hàng sẽ không có quyền lựa chọn container đặt hàng hóa của mình.
Điều này khiến cho hàng hóa có thể hư hỏng, mất mát, rơi vãi,… đặc biệt là khi đóng gói hàng hóa cùng với các hàng hóa đặc biệt khác như chất lỏng, hàng hóa có mùi, hàng hóa nặng,…
Tổng thời gian vận chuyển hàng FCL thường ngắn hơn so với hàng LCL bởi hàng hóa chỉ cần xếp lên hoặc rời khỏi container và vận chuyển đến điểm cuối cùng.
Về hàng LCL thường sẽ mất nhiều thời gian hơn bởi công ty dịch vụ Logistics sẽ phải gom hàng, phân loại, đóng gói và lấp đầy một container. Cuối cùng mới được sắp xếp vào vận chuyển hàng hóa từ cảng xếp hàng đến cảng đích. Hơn nữa, nếu một mặt hàng trong cùng một container được chọn để kiểm tra thực tế thì toàn bộ container sẽ đều bị hải quan tạm giữ khi vận chuyển hàng LCL.
Ưu điểm của hàng FCL:
Nhược điểm của hàng FCL:
Ưu điểm của hàng LCL:
Tuy nhiên, hàng LCL thường phải chờ đủ số lượng hàng nhỏ để điền đầy container trước khi được vận chuyển. Điều này khiến thời gian vận chuyển và nhận hàng sẽ lâu hơn so với hàng FCL.
Xem thêm:
Phương pháp gửi hàng bằng container (FCL/LCL)