Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ là hình thức vận chuyển linh hoạt và hiệu quả cho doanh nghiệp nhờ hệ thống rộng khắp cả nước, giúp hàng hóa đến muôn nơi. Cùng Vận tải Á Châu nắm rõ đặc điểm, quy trình và cước phí của hình thức này thì đừng bỏ qua các thông tin hữu ích trong bài sau nhé!

Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

1. Lợi ích khi vận tải hàng hóa bằng đường bộ

Vận chuyển bằng đường bộ là hình thức vận tải sử dụng các phương tiện đường bộ như xe tải, xe máy, xe container, xe đầu kéo,… để vận chuyển hàng đến người nhận. Đặc biệt, dưới đây là một số ưu điểm của vận tải đường bộ giúp hình thức này là lựa chọn hàng đầu của nhiều Khách hàng:

  • Đa dạng phương tiện vận chuyển: Có nhiều phương tiện giao hàng khác nhau như xe tải, xe container, xe máy, xe đầu kéo,… giúp đảm bảo vận chuyển hàng nhanh chóng, đáp ứng giao được nhiều loại hàng hóa khác nhau.
  • Vận chuyển linh hoạt: Hệ thống đường bộ luôn được nâng cấp, mở rộng tại nhiều tỉnh trên khắp cả nước. Từ đó giúp hàng hóa có thể giao đến mọi nơi nhanh chóng và dễ dàng, đồng thời có thể linh hoạt thay đổi lộ trình đi/phương tiện nếu có vấn đề khách quan (thời tiết, sửa đường, xe hư hỏng,..).
  • Thời gian vận chuyển nhanh: Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ được đánh giá là có thời gian giao hàng nhanh hơn các hình thức khác. Đặc biệt, nếu người gửi và người nhận ở cùng một thành phố, tỉnh thì đơn hàng có thể được giao nhận trong ngày.
  • Nhận vận chuyển nhiều loại hàng hóa: Giao hàng đường bộ có thể tiếp nhận nhiều loại hàng hóa khác nhau từ đồ tiêu dùng, mỹ phẩm, đồ điện tử đến đồ nội thất. Với các loại hàng hóa kích thước lớn, nặng ký, vận chuyển đường bộ vẫn có thể đáp ứng.
  • Cước phí hợp lý: Hình thức giao hàng đường bộ có cước phí hợp lý, đặc biệt là có ship thấp với các đơn hàng ở khoảng cách gần.
  • Hàng hóa được chuyển trực tiếp đến người nhận: Hàng hóa từ shop sau khi giao đến bưu cục gần nhất sẽ được shipper giao hàng bằng xe máy đến tận nơi cho người nhận. Từ đó giúp người nhận tiết kiệm thời gian ra bưu cục lấy hàng.

2. Các mặt hàng vận chuyển đường bộ

Dưới đây là một số mặt hàng được nhiều người lựa chọn vận chuyển bằng đường bộ:

2.1. Hàng lẻ thông thường

Bao gồm đa dạng các loại hàng hóa như đồ nông sản, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống,… có kích thước nhỏ. Khi giao hàng, các hàng lẻ thông thường sẽ được tổng hợp từ nhiều người/shop khác nhau trên một phương tiện. Sau đó hàng sẽ được phân phối đến cho người nhận.

2.2. Hàng container

Những những hàng hóa lẻ, hàng nguyên kiện, sản phẩm cồng kềnh/nặng được đóng trong thùng container được vận chuyển bằng xe đầu kéo hoặc xe tải. Khi hàng hóa đến nơi sẽ được tập trung tại bãi container. Lúc này sẽ có các xe tải đến chở hàng giao đến cho người nhận.

2.3. Hàng lạnh

Hàng lạnh là một loại đặc biệt của hàng container khi các đồ hải sản, thịt, đồ chế biến sẵn,… sẽ được sắp xếp trong các thùng container chuyên dụng, có thể điều chỉnh nhiệt độ bảo quản. Mặc hàng lạnh hiện nay được chia thành hai loại chính là hàng đông lạnh và hàng mát. Mỗi loại hàng hóa đều có cách thức bảo quản và xe vận chuyển chuyên dụng riêng.

2.4. Hàng siêu trường siêu trọng

Đây là các mặc hàng có kích thước lớn như hàng công nghiệp, phụ tùng máy móc, máy móc thiết bị,… được vận chuyển bằng các loại xe chuyên dụng. Đặc biệt, việc đưa hàng lên và dỡ hàng xuống đều cần đến sự hỗ trợ của các máy nâng, ròng rọc,… kích thước lớn, chịu được tải trọng cao.

3. Quy trình vận tải hàng hóa bằng đường bộ

Dưới đây là các bước gửi hàng – nhận hàng dựa theo quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ mà chủ shop có thể tham khảo:

3.1. Thủ tục gửi hàng hóa

Thủ tục gửi và giao hàng hóa bằng phương thức vận chuyển đường bộ sẽ được thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Chủ shop liên hệ với đơn vị vận chuyển để được tư vấn hình thức vận chuyển phù hợp với loại hàng hóa, khối lượng,… của đơn hàng.
  • Bước 2: Nhân viên sẽ báo giá cước phí vận chuyển cho shop, đặc biệt là với các đơn hàng lớn, cồng kềnh. Đối với các đơn hàng lẻ, đơn giá cước phí sẽ hiện rõ khi shop nhập đơn hàng trên website của đơn vị vận chuyển.
  • Bước 3: Shop đóng gói sản phẩm theo đúng quy chuẩn của đơn vị vận chuyển, đảm bảo hàng hóa an toàn trong quá trình vận chuyển. Shop in mã vận đơn đường bộ, thông tin đơn hàng gồm địa chỉ, số điện thoại của người nhận; tên sản phẩm; địa chỉ, số điện thoại của người gửi; giá sản phẩm;…
  • Bước 4: Đơn vị vận chuyển sẽ điều phối xe đến tận kho/cửa hàng của shop để lấy đơn và giao hàng.

Lưu ý: Để có thể theo dõi tình trạng đơn hàng, từ đó giải quyết vấn đề phát sinh nhanh chóng, shop cần nắm được vận đơn đường bộ của đơn hàng.

3.2. Thủ tục nhận hàng hóa

Hàng hóa sẽ được qua nhiều chặng, điểm phân loại để đến tay người nhận dựa trên thông tin đơn hàng mà người gửi cung cấp. Khi hàng hóa được giao đến địa chỉ trên đơn hàng, shipper sẽ gọi điện thoại cho người nhận lấy đơn. Người nhận xác nhận lại thông tin trên đơn hàng, sản phẩm, thanh toán tiền cho shipper là hoàn thành quy trình nhận hàng.

Tuy nhiên, với các đơn hàng số lượng lớn, hàng lạnh, hàng container,… thì người nhận cần có giấy gửi hàng đường bộ do người gửi cung cấp, mã vận đơn, ký giấy nhận hàng,… theo quy định của đơn vị vận chuyển để nhận hàng.

Xem thêm:

Vận chuyển hàng quá khổ từ Khu công nghiệp Đình Vũ đi Quảng Ninh

Vận chuyển hàng container từ Cảng Cát Lái đi Bình Dương

 

 

 

Rate this post