Table of Contents
Cước phí và các loại phụ phí đường biển
Cước phí và các loại phụ phí đường biển là gì?
Nhìn vào thực tế, ⅔ trái đất là đường biển và còn Việt Nam với hơn 3000km bờ biển dọc theo đất nước. Vận tải biển chính là phương thức vận tải tiềm năng khai thác khổng lồ. Các doanh nghiệp xem vận tải đường biển là giải pháp hiệu quả nhất để lựa chọn. Liệu phương thức này có thực sự tốt và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp?
Hãy cùng Vận tải Á Châu tìm hiểu về cước phí và các phụ phí đường biển.
Cước phí vận tải đường biển
Cước phí vận tải biển là số tiền phải trả cho một hãng vận chuyển để trả chi phí cho việc cần vận chuyển một lô hàng hoặc các chi phí liên quan từ cảng đi đến cảng đích. Để xét riêng cước phí vận chuyển đường biển có thể xem xét cước phí vận chuyển đường biển bao gồm cước vận chuyển cơ bản và phụ phí đi kèm cước.
Cước phí vận tải cơ bản (basic ocean freight)
Cước phí vận tải cơ bản có thể được xác định dựa theo trọng lượng, theo kích thước, theo trị giá. Cước phí vận tải cơ bản có thể được trả trước (freight prepaid) hay trả sau(freight collect) do 2 bên thảo thuận.
Đối với phương thức thuê tàu chợ, cước phí vận chuyển cơ bản thường bao gồm cả chi phí xếp dỡ và được tính theo biểu cước(tariff) của hàng tàu, biểu cước này có hiệu lực trong thời gian khá dài.
Cước phí tàu chuyến có thể gồm chi phí xếp dỡ hoặc không do thỏa thuận, giá cước được tính theo trọng lượng, thể tích hàng hóa hoặc theo giá thuê bao cho một chuyến. Cước phí tàu chuyến thường rẻ hơn nhưng biến động hơn cước phí tàu chợ.
Phụ phí đường biển
Phụ phí cước biển là khoản phí tính thêm vào cước biển trong biểu giá của hãng tàu (công hội). Mục đích của khoản phụ phí này là để bù đắp cho hãng tàu những chi phí phát sinh thêm hay doanh thu giảm đi do những nguyên nhân cụ thể nào đó(như giá nhiên liệu thay đổi, bùng phát chiến tranh,…).
Một số loại phụ phí:
- CAF (Currency adjustment factor):là khoản hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp cho phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ…
- D/O fee (Delivery of order): phí này gọi là phí lệnh giao hàng. Khi có một lô hàng nhập khẩu vào việt nam thì consignee phải đến hãng tàu/ forwarder để lấy lệnh giao hàng, mang ra ngoài cảng xuất trình cho. Kho (hàng lẻ)/ làm phiếu eir (hàng container fcl) thì mới lấy được hàng.
- THC (Terminal handling surcharge): phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ cy ra cầu tàu…
- CFS (Container freight station fee): mỗi khi có một lô hàng lẻ xuất/nhập khẩu thì các công ty consol/forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí cfs.
- PCS (Port congestion surcharge): là phụ phí tắc nghẽn cảng. Phụ phí này áp dụng khi cảng xảy ra ùn tắc, làm tàu bị chậm trễ phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu.
Các yếu tố ảnh hưởng tới cước phí và các loại phụ phí đường biển
- Trọng lượng hàng hóa: hàng hóa có trọng lượng càng lớn thì giá cước vận chuyển sẽ cao do cước. Phí vận tải sẽ được nhân với khối lượng hàng hóa và kèm theo một số chi phí khác.
- Điều kiện giao nhận hàng hóa: tùy vào điều kiện Incoterm mà hai bên sử dụng. Thỏa thuận khác nhau do khau nhau về chi phí giao hàng, trách nghiệm giao nhận và rủi ro.
- Mức độ thường xuyên: nếu doanh nghiệp thường sử dụng dịch vụ của một đơn vị thì nó đó sẽ có những chính sách giá ưu đãi.
- Theo mùa: mùa có thể là mùa ở tự nhiên, có thể là mùa cao điểm, mùa thấp điểm,… Đều có thể ảnh hưởng đến cước phí và phụ phí đường biển.
- Một số yếu tố khác: đặc điểm hàng hóa, dịch bệnh
Vận tải Á Châu cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với chi phí hợp lý
Vận tải Á Châu cam kết cung cấp dịch vụ vận tải đường biển giá rẻ, an toàn cho các loại hàng hóa xuất và nhập khẩu từ Việt Nam.
- Tàu container: dùng cho vận chuyển hàng đóng trong các container, tàu có trọng tải lớn. Ví dụ hàng bách hóa, thực phẩm đóng hộp, sản phẩm da, nhựa cao su,…
- Tàu chở hàng rời (bulk carrier): chở than, cát, xi măng, bô xít, phân bón, cà phê, ngũ cốc …
- Tàu chở hàng lỏng (tankers): dầu thô, hóa chất, chất đốt hóa lỏng, rượu, nước, các loại axit, dầu ăn…
- Tàu bách hóa (general cargo vessels): chở các loại hàng tạp hóa đóng trong thùng, hộp, bao tải, máy móc….
- Tàu hàng đông lạnh (Refeers): vận chuyển các loại hàng dễ bị hư hỏng.
Ngoài cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng đường biển Vận tải Á Châu còn cung cấp các dịch vụ khác
Ngoài dịch vụ khai báo hải quan, Vận tải Á Châu còn cung các các dịch vụ khác như:
- Dịch vụ giao nhận hàng lẻ
- Vận tải hàng hóa quốc tế
- Vận chuyển nội địa
- Chuyển phát nhanh quốc tế
- Chuyển phát nhanh nội địa
- Dịch vụ cho thuê kho bãi trên phạm vi cả nước
- Dịch vụ cho thuê container
- Dịch vụ trucking (Cho thuê xe tải, vận tải đường bộ, taxi tải, …)
- Dịch vụ cấp giấy phép xuất nhập khẩu, hồ sơ xuất nhập khẩu (CO, CQ, CA, …)
LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ MIỄN PHÍ VỀ VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG BIỂN!
Xem thêm:
Dịch vụ vận chuyển đường biển giá rẻ, an toàn cho các loại hàng hóa
Vận chuyên đường biển từ Việt Nam đi Nhật Bản
Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đi Trung Quốc
Khái quát về vận tải hàng hóa bằng đường biển