Table of Contents
Tổng quan về ngành vận tải hàng không Việt Nam
Nền kinh tế quốc gia ngày càng phát triển đòi hỏi sự lớn mạnh lên của nhiều ngành dịch vụ, trong đó có ngành vận tải hàng không. Đây là một ngành còn khá non trẻ so với các ngành vận tải khác, tuy nhiên lại là ngành vận tải quan trọng và được quan tâm. Vì sao lại như vậy ?
Khái niệm vận tải hàng không
Vận tải hàng không nói theo nghĩa rộng là sự tập hợp các yếu tố kinh tế kỹ thuật nhằm khai thác việc chuyên chở bằng máy bay một cách có hiệu quả. Nếu nói theo nghĩa hẹp thì vận tải hàng không là sự di chuyển của máy bay trong không trung hay cụ thể hơn là hình thức vận chuyển hành khách, hàng hoá, hành lí, bưu kiện từ một địa điểm này đến một địa điểm khác bằng máy bay.
Xem thêm: tong-quan-nghanh-van-tai-hang-khong-viet-nam
Sản lượng hàng hoá vận chuyển qua đường hàng không Việt Nam
Theo thống kê thì cứ mỗi 10 năm, tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển thông qua đường hàng không tại Việt Nam lại tăng gấp 2,5 lần so với giai đoạn trước. Sau 30 năm phát triển thì thị trường hàng hóa hàng không của nước ta có mức tăng trưởng ngoạn mục. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn từ 1991 – 2022 khoảng 15.3%/năm.
Trong giai đoạn cao điểm Covid, bất chấp sự khó khăn hay đứt gãy chuỗi cung ứng, số lượng hành khách giảm thẳng đứng thì sản lượng hàng hóa vẫn có sự tăng trưởng đột biến với 1,5 triệu tấn hàng hóa được trung chuyển trong năm 2021.
Nối tiếp đà tăng trưởng đó, 11 tháng đầu năm 2022, ngành hàng không đã vận chuyển được 1.28 tấn hàng trong đó sản lượng quốc tế đạt khoảng 1.02 triệu tấn.
Dự báo về ngành vận tải hàng không trong những năm tới
Dự báo trong 20 năm tới, đội tàu bay dùng chuyên biệt trong vận tải hàng không thế giới sẽ tăng 60% để đáp ứng nhu cầu thị trường, từ mức 2.240 chiếc lên tới 3.610 đến năm 2041.
Trước mắt, thị trường đang suy giảm do nhiều nền kinh tế suy yếu và những lo ngại về suy thoái kinh tế vào năm 2022-2023 nhưng sẽ khởi sắc trở lại vào năm 2024-2025 và duy trì mức tăng trưởng ổn định từ 8-10% đến cuối thập kỷ.
Thời gian tới, theo dự báo, lưu lượng hàng hóa đến, đi và trong khu vực Đông Á tiếp tục là thị trường tăng trưởng mạnh nhất thế giới và Việt Nam sẽ là thị trường hàng hóa hàng không tại khu vực này có tốc độ phát triển nhanh nhất trên tuyến xuyên Thái Bình Dương. Tuy nhiên cần lưu ý, vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là một mô hình kinh doanh riêng biệt, không thể dựa vào mạng bay hay quy hoạch đội bay chở khách mà cần đầu tư bài bản hơn.
Xem thêm: chuyen-phat-nhanh-hang-my-ve-viet-nam-tron-goi-re.html/
Thị trường vận tải hàng không Việt Nam
Trong bối cảnh đó, các công ty Logistics hay vận tải tăng cường phát triển các lĩnh vực vận chuyển, chuyển phát hàng hóa bằng đường hàng không để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tuy nhiên, có 2 thách thức được đặt ra đối với ngành hàng không của Việt Nam:
- Một là: làm sao để các đối tác quốc tế chọn chúng ta mà không chọn các nước khác trong khu vực.
- Hai là: hiện nay nhân lực của Việt Nam trong ngành này đang thiếu hụt rất lớn so với nhu cầu.
Thị trường Việt Nam đã thu hút hơn 20 doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường: có thể kể đến như: DHL Group, Maersk, Hitachi, Kuehne +Nagel, DB Schenker…đang chiếm đến 75% thị phần. Trong khi đó, Việt Nam có khá ít công ty nội địa có thể đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không cho khách hàng như: Công ty Vận tải Á Châu, Air Asia Cargo, Indochinapost Logistics Việt Nam; Transimex. Expeditors Việt Nam. Traco……